Chương 91: Kiếm tiền cho vợ tiêu
Chắc muốn nói tiêu rất nhiều tiền nhưng đến miệng lại nghĩ không nên gây ra mâu thuẫn giữa vợ chồng họ mới đổi thành mua.
Nghiêm Lỗi thẳng lưng: “Không thì sao, kiếm tiền về không phải để cho vợ tiêu à?”
Người kia hít một hơi, giơ ngón cái lên: “Rộng lượng, đúng là cán bộ có khác.”
Đồ mây hơi cồng kềnh nhưng thực tế rất nhẹ, Nghiêm Lỗi dùng một tay cũng có thể xách để vào trong nhà.
Anh khóa cửa rồi đi cùng người kia đến chợ, hai người trò chuyện trên đường.
Người kia nói rất nhiều: “Vợ anh là người thành phố nhỉ?”
Nghiêm Lỗi nói qua loa: “Cô ấy từng học cấp ba.”
“Ồ, là người trí thức.” Người kia ca ngợi: “Tôi liếc một cái biết ngay cô ấy là người thành phố. Còn anh thì sao, cũng là người thành phố hả?”
Nghiêm Lỗi nói quê của mình: “Tôi đến từ nông thôn.”
“Vậy anh giỏi đấy.” Người kia lại giơ ngón cái cho anh: “Cưới được người vợ có tri thức.”
Cả đoạn đường này lưng đoàn trưởng Nghiêm thẳng tắp.
Chẳng qua đến chợ lại không tìm được người, tìm mãi mới thấy hai mẹ con ở bên khu bán đồ ăn.
Sáng sớm đã bắt đầu ăn bánh đúc.
Nhìn thấy anh, cô mặt mày rạng rỡ gọi anh qua cùng ngồi trên ghế nhỏ ăn bánh đúc.
“Đây là cái gì?” Nghiêm Lỗi chống nạnh hỏi.
Giỏ đan của Kiều Vi bị Nghiêm Lỗi cầm về mất nên cô đã mua một cái sọt!
Bây giờ cái sọt được đặt cạnh chân cô cũng sắp chất đầy đồ rồi.
Cô giỏi thật đấy.
“Anh có biết anh em nông dân còn ăn ngon hon chúng ta không?” Kiều Vi kéo Nghiêm Lỗi ngồi xuống ghế gấp nói: “Mua đồ ăn của họ không cần phiếu lương thực.”
Sao Nghiêm Lỗi lại không biết chứ, anh để giỏ cạnh chân cô phì cười: “Đương nhiên, họ là người trồng lương thực mà, lương thực của họ dư dả hơn nội thành nhiều.”
Trong phiên họp chợ này, các công xã cũng mang rất nhiều nông sản đến bán. Kiều Vi đã nhìn thấy rất nhiều đồ ăn.
Mua đồ ăn ở đây không cần phiếu lương thực và phiếu thịt, nên mua nhiều một chút cũng không có ai xì xào gì cả.
“Nếu vậy thì chúng ta muốn ăn gì mà nội thành không có thì đi thôn…”
Nghiêm Lỗi kịp thời “khụ” một tiếng ngắt lời cô.
Kiều Vi phản ứng lại ngay, rụt cổ mím môi thành một đường nhìn xung quanh. Còn may khu chợ ồn ào, không có ai nghe được lời cô nói.
Nghiêm Lỗi kéo ghế gấp lại gần cô nói: “Đừng nghĩ linh tinh nữa. Họp chợ là các công xã mang đồ của mình đến mua bán. Em tự về thôn làm gì? Tìm người dân mua?”
Kiều Vi ngập ngừng gật đầu.
Nghiêm Lỗi tức cười chỉ hai ngón tay lên trán cô nói: “Em muốn đầu cơ trục lợi hả?”
Kiều Vi rụt cổ lại nói: “Nghiêm thế à.”
“Không thì sao.”
Kiều Vi cũng biết nhưng với người đời sau đến từ thế giới nơi mà hàng hóa vô cùng đa dạng thì đối với từ “đầu cơ trục lợi” này thiếu hụt kiến thức thực tế.
“Có bị bắt không?” Cô hỏi.
“Nếu bị biết chắc chắn bị bắt.” Nghiêm Lỗi hù dọa cô: “Chúng ta không được phạm phải sai lầm này.”
Kiều Vi vội gật đầu: “Nhớ rồi.”
Nghiêm Lỗi nhìn cô giống như con chim cút mà bật cười nhìn xung quanh, mọi người đều vội vàng mua sắm, đi lại, không ai chú ý bên này.
Anh ghé sát vào tai Kiều Vi nói thầm: “Lúc nào thật sự muốn mua phải khôn khéo một chút, đừng để bị bắt.”
Đôi mắt Kiều Vi sáng lên liếc anh một cái.
Người nhát gan chắc chắn không làm được việc lớn. Người có thể đi đến vị trí cao không phải là người trung thực tuân thủ quy định.
Nghiêm Lỗi điềm nhiên như không gắp một miếng bánh đúc.
Anh đi thẳng đến đây, lại còn chen lấn trong đám đông tìm người, trên người đầy mồ hôi, được ngồi dưới bóng cây ăn bánh đúc thế này quá sung sướng.
Những giao dịch riêng tư không công khai đều được định nghĩa là đầu cơ trục lợi.
Nhưng nhu cầu của người dân đặt ở đâu khi mà kinh tế kế hoạch không đáp ứng được, mấy chuyện “đầu cơ trục lợi” này vẫn luôn ngầm tồn tại cho dù có bắt thế nào đi chăng nữa.
Trong lòng mọi người đều hiểu rõ.
Cho nên không để bị bắt là được.
“Nhỡ bị phát hiện thì phải làm gì?” Kiều Vi khiêm tốn hỏi.
“Nên anh mới nói thể lực của em quá kém.” Nghiêm Lỗi khinh bỉ cô nhưng vẫn chỉ cách cho cô: “Phải chạy. Chạy nhanh nhất có thể.”
Kiều Vi vui đến mức nghiêng tới nghiêng lui: “Được, em phải tập chạy nhanh.”
Nhà ba người cũng giải quyết luôn cơm trưa ở chợ, một mình Nghiêm Lỗi ăn hết bốn cái bánh nướng lớn, Kiều Vi ăn một cái là no, Nghiêm Tương chỉ ăn được nửa cái.
Nghiêm Lỗi ăn nốt nửa còn lại, không được lãng phí.
Lần đầu tiên Kiều Vi đi chợ mà cơ bản đều không phải là sản phẩm công nghiệp, tràn đầy hơi thở nông thôn. Cô muốn mua hết những gì cô nhìn thấy.
Mua sắm thật sự làm cho người ta vui vẻ, nó thể hiện rõ ràng thông qua ánh mắt và biểu cảm.
Nghiêm Lỗi không nhịn được nhìn mặt cô, anh cảm thấy đôi mắt Kiều Vi lấp lánh ánh sáng, mặt cô dường như cũng đang tỏa sáng.
Cô muốn mua gì thì mua thôi, anh không cản cô.
Nhưng khi Kiều Vi muốn mua nguyên một tấm vải thô, anh ngăn lại hỏi: “Mua cái này… làm gì?”
Trước đây cô thường trực tiếp đi cửa hàng bách hóa trong huyện hoặc thành phố mua quần áo may sẵn. Hợp tác xã cung tiêu trong trấn cũng bán quần áo, nhưng quần áo bán ở những nơi lớn có nhiều màu sắc và hoa văn đẹp hơn.
Trước đây cô không thích vải thô màu cơ bản hoặc là màu chàm.
“Có ích.” Cô nói.
Thôi được rồi, cô muốn mua thì mua.
Nhưng cô còn muốn mua giày vải trơn đế dày của mấy bà cụ ở quê hay đi.
Nghiêm Lỗi lại ngăn cô: “Đi thành phố mua giày da mới thì hơn.”
“Nhưng nó thoải mái.” Cô nói.
Được. Mua.
Nhưng khi Kiều Vi muốn mua giày rơm, Nghiêm Lỗi thật sự không nhịn được nữa.
Truy cập tên miền Tamlinh247.Online nếu không vào được web nhé
Top Truyện hay nhất