Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Nghiêm Tương hứa hẹn: “Con sẽ không đưa chân vào đâu.”
Nhưng Kiều Vi vẫn rất lo lắng.
Nghiêm Lỗi hỏi: “Ghế trẻ em mà em nói là gì?”
“Đó là một chiếc ghế đặc biệt cho trẻ em ngồi trên xe đạp.” Kiều Vi cố ý nói: “Ở thành phố lớn mới có.”
Nghiêm Lỗi không hề nghi ngờ, anh nói: “Chẳng phải em biết vẽ à, em vẽ cho anh xem đi.”
Nếu muốn có ghế kia thì phải đi đặt làm, rất phiền phức, có lẽ cô chỉ được điều đi một thời gian, xe đạp cũng không phải của nhà mình.
Kiều Vi cảm thấy không cần thiết.
Nhưng Nghiêm Lỗi nói: “Em vẽ đi, anh xem thử đó là gì để mở mang kiến thức.”
Anh đã yêu cầu như thế, Kiều Vi vẽ cho anh xem.
“Đây, anh nhìn này, trong tranh là ghế gần giống loại ghế đó, có tấm lót lưng chắc chắn sẽ dễ chịu hơn, có thể dựa ra sau sẽ tiết kiệm sức, eo cũng dễ chịu. Cao cấp hơn thì hai bên có tay vịn, không có cũng được. Tốt nhất ở bên dưới có miếng bảo hộ hình tam giác, có khu vực chặn chân, chân bé có chỗ tựa sẽ thoải mái hơn. Có miếng bảo vệ chặn lại, chân không luồn vào bánh xe, như thế sẽ an toàn hơn.”
Nghiêm Lỗi bảo Nghiêm Tương ngồi lên yên sau xe, anh cầm thước đo chân cậu bé.
Kiều Vi kinh ngạc: “Anh muốn làm à?”
Nghiêm Lỗi không trả lời chắc chắn, chỉ mập mờ nói: “Anh đo thử.”
Anh muốn làm thì để anh làm, nếu có thể làm ra thì tốt.
Chỉ phiền là xe này không phải tài sản riêng của nhà mình, nếu như lắp đặt hoặc tháo dỡ làm hư hại xe, có lẽ nhân viên quản lý kho sẽ bắt đền.
Không sao, cùng lắm thì bồi thường ít tiền, đương nhiên Nghiêm Tương vẫn quan trọng hơn.
Ngày hôm sau, Kiều Vi dọn dẹp nhà cửa xong, hăng hái gọi Nghiêm Tương: “Tương Tương, đi thôi!”
Nghiêm Tương vô cùng hưng phấn, vì gần như cậu bé chưa từng rời trấn, hoặc có thể nói khi còn nhỏ đã được đi nhưng vì nhỏ quá nên không có ký ức. Chỉ có lần trước cùng bố xuống nông thôn, cậu bé vô cùng tò mò huyện thành như thế nào.
Tóm lại, đối với Nghiêm Tương mà nói thì đây là chuyện đáng để mong chờ.
Vì muốn bảo vệ mông nhỏ của Nghiêm Tương, đêm qua Kiều Vi và Nghiêm Lỗi đã cắt quần áo cũ bọc chỗ ngồi phía sau lại, như vậy sẽ ngồi thoải mái hơn.
Kiều Vi liên tục dặn dò những điều Nghiêm Tương cần chú ý: “Nắm chỗ này dưới yên xe cũng được, nắm quần áo mẹ cũng được, tóm lại phải nắm chặt, không được duỗi chân tùm lum.”
Nghiêm Tương không còn cách nào: “Mẹ, con nhớ rồi, chúng ta mau xuất phát đi.”
Được rồi, trước tiên mẹ già lắm lời ôm con lên xe, sau đó đạp bàn đạp bắt đầu chạy, lên đường.
Sau này, Nghiêm Tương có nhắc khoảng thời gian tuổi thơ này trong hồi ký:
[Khoảng thời gian ở trạm phát thanh rất vui, ai cũng đối xử tốt với tôi. Chú trạm trưởng còn phân công công việc cho tôi, đương nhiên tôi là công nhân viên chức ngoài biên chế, khiến cho tôi nghĩ rằng mình đã lớn, rất tự hào.]
[Sau đó mẹ tôi đi vào huyện, tôi vô cùng thích quãng đường từ trấn lên huyện. Tôi ngồi sau xe đạp, mẹ đạp nhanh như gió, gió thổi qua mặt tôi có cảm giác như đang bay.]
[Mẹ thường hô to gọi nhỏ, chỉ cho tôi mây trên trời, bầy chim xung quanh, ruộng đồng mênh mông, hàng cây cổ thụ. Những thứ người khác nhìn chán, không muốn nhìn nữa, đối với bà ấy luôn tốt đẹp.]
[Nơi mà bầu trời và mặt đất nối liền nhau gọi là đường chân trời, ánh nắng từ cổ thụ chiếu vào trên đường lớn cong cong là hiệu ứng Tyndall, những điều này đều là mẹ nói cho tôi biết.]
[Tôi trải qua thời đại đặc biệt kia, nhưng cho đến bây giờ chưa từng cảm thấy lo lắng. Nghĩ cho cùng, vì tôi có một người mẹ trân trọng cuộc sống, bà ấy mang cho tôi nhiều nụ cười và ánh nắng. Đến mức sau này khi trò chuyện với người khác về thời đại đó, tôi thường kinh ngạc có tự hỏi phải chúng tôi trải qua cùng một thời đại không.]
Ở huyện thành có nhiều xe đạp hơn ở thị trấn.
Đến ủy ban huyện, Kiều Vi đi vào phòng hướng dẫn lấy công văn điều chuyển công tác và thư giới thiệu của ủy ban thị trấn. Cô khóa xe đạp, sau đó dẫn Nghiêm Tương tìm thư ký Hoàng.
Trước đó bọn họ đã gặp nhau nhưng chưa từng trò chuyện.
Thư ký Hoàng nói: “Đây là con cô à?”
Nghiêm Tương không cần người lớn nhắc đã nói: “Chào chú.”
Thư ký Hoàng nhìn đứa trẻ được dạy dỗ khá tốt, khen ngợi: “Đứa bé ngoan.”
“Chúng ta sắp xếp cho cậu bé trước đã.” Anh ta nói.
Anh ta nhờ người đưa Kiều Vi đến nhà trẻ trước.
Người đi cùng đưa cô đến nhà trẻ, đưa cho thư ký nhà trẻ giấy tờ: “Đây là đồng chí được điều động tạm đến đây một thời gian, trong lúc cô ấy được điều chuyển thì con cô ấy gửi tạm ở chỗ này.”
Mặc dù huyện thành không phải thành phố nhưng cũng xem như có người thành phố. Điều đặc biệt ở đât chính là nhà trẻ đại viện thuộc chính phủ, nhìn điều kiện vệ sinh của cô trông trẻ sạch sẽ hơn hẳn nhóm cô trông trẻ là vợ quân nhân ở nhà trẻ đại viện.
Nhưng khi nghe Kiều Vi được điều chuyển tạm thời từ trấn lên, cô trông trẻ kia hơi xem thường, lẩm bẩm: “Như thế nào mới được chuyển đến đây.”
Ở thời đại này phân biệt vùng miền rất đáng sợ, trước khi TV được phổ biến, tiếng phổ thông cũng ít được phổ cập. Trên cơ bản, tất cả mọi người khi nói chuyện đều mang theo giọng vùng miền. Người ta vừa nghe sẽ biết là người địa phương hay người ngoài, là người thành phố hay nông dân.
Nên… Rất dễ kỳ thị.
Người trong thành phố xem thường nông dân, nông dân chán ghét người địa phương nhỏ.
Đây chỉ là huyện mà thôi, bởi vì nhà trẻ nhà nước nên ngay cả cô trông trẻ cũng có cảm giác mình hơn người.
Kiều Vi mỉm cười.
“Cô giáo Uông đúng không, Nghiêm Tương phải làm phiền cô rồi. Nhưng mà…” Cô dùng tiếng phổ thông nói: “Mặc dù con của tôi có bố làm đoàn trưởng, cùng cấp bậc với bí thư Mạnh, nhưng cô giáo Uông đừng nuông chiều thằng bé. Nhà chúng tôi không cho phép con dựa vào bố mình bắt nạt con nhà người khác. Nếu có chuyện như thế, nhất định cô phải nói cho tôi biết, tôi sẽ dạy dỗ lại nó.”
Nghiêm Tương khó hiểu ngẩng đầu lên nhìn thoáng qua mẹ.
Cậu bé bắt nạt bạn nhỏ khác khi nào chứ? Có phải mẹ nhớ lầm rồi không?
Cậu bé muốn nói chuyện, mẹ lại đặt tay lên đầu cậu bé xoa nhẹ. Giữa hai mẹ con luôn ăn ý với nhau, Nghiêm Tương ngậm miệng lại.
Cô Uông nghe câu nói ‘Cùng cấp bậc với bí thư Mạnh’ chợt ngẩn người.
Bí thư Mạnh, bí thư ủy ban huyện, là người đứng đầu của một huyện. Chồng của cô gái này cùng cấp bậc với bí thư Mạnh.
Những người dựa thế chèn ép người khác càng dễ bị chèn ép hơn.
Những người cậy thế càng kính sợ quyền thế.
Càng không nói đến chuyện Kiều Vi nói tiếng phổ thông tiêu chuẩn, nghe giống như đến từ Bắc Kinh.
Đột nhiên cô ta như đứng bên phía bị xem thường
“Là, là vợ cán bộ à?” Cô giáo Uông vội nói: “Vậy cô yên tâm, đứa bé ở chỗ chúng tôi chắc chắn sẽ được chăm sóc tốt, cô cứ yên tâm làm việc.”
Kiều Vi gật đầu: “Tôi yên tâm về nghiệp vụ của cô, làm phiền cô.”
Cô mặc đồ phong cách cổ điển, mặc áo sơ mi trắng và quần màu xanh quân đội.. Bây giờ trong huyện thành kiểu ăn mặc vậy là thời thượng nhất.
Lúc này cô giáo Uông không còn cảm giác hơn người nữa, bây giờ nhìn người ta mới phát hiện người ta dùng túi xách và ấm nước quân đội, vừa nhìn đã biết là chính phẩm, vừa mới lại sạch sẽ. Không giống những người dùng quan hệ nên dùng đồ cũ.
Cô giáo Uông nói: “Không phiền, không phiền, nào, bạn nhỏ, tên Nghiêm Tương đúng không, đi cùng cô nhé.”
Thật ra đoạn trò chuyện này chỉ trong ba mươi giây ngắn ngửi.
Nhưng người đi cùng đứng cạnh hai người cảm nhận rõ ràng bầu không khí thay đổi.
Cậu ta nhìn thoáng qua Kiều Vi, khóe miệng cong lên nụ cười, cảm thấy rất thú vị.
Sau khi sắp xếp cho Nghiêm Tương xong, bọn họ quay về nơi thư ký Hoàng.
Thư ký Hoàng hỏi: “Bí thư vừa họp xong, cô đi gặp bí thư đi.”
Hôm qua, bí thư Mạnh nói với thư ký Hoàng rằng muốn gặp Kiều Vi, không phải thư ký Hoàng tự ý sắp xếp.

Ads
';
Advertisement