Văn Võ Trong Triều Đều Nghe Thấy Tiếng Lòng Của Ta - Hứa Yên Miểu (FULL)

Hu hu hu hu hu hu ——
Giờ nói cho bọn họ biết, cái gọi là “nhất triêu đốn ngộ” là chỉ việc khỏa thân bị nhìn thấy!
(*Nhất triêu đốn ngộ: Một sớm ngộ đạo. Tức là bỗng nhiên tỉnh ngộ, giác ngộ ra chân lý, đạo lý nào đó.)
Hu hu hu hu hu hu ——
Lúc trước bọn họ đối với năm chữ “Cao Dương giai thiếu niên” có bao nhiêu ngưỡng mộ hướng về!
Nghẹn ngào.jpg
[Hít hà——]
[Nhưng mà đúng là có thiên phú thật, học hành và du học mất mười năm, lại bế quan hai mươi năm, thật sự cho ra đời được một bộ sách có ảnh hưởng sâu sắc đến văn đàn.]
“Không sao… không sao… Văn chương của Văn tông là thật! Chúng ta đâu phải thích ngài ấy lúc trẻ có kinh diễm hay không.”
Các quan viên động viên lẫn nhau: “Hơn nữa! Thời đó có ‘nhất văn nhất thi, Nam Quách Bắc Phùng’, ngoài Văn tông, còn có ‘Thi bá’! Vị đại gia này cũng là người hậu tích bạc phát, năm mươi tuổi trước không làm nên trò trống gì, năm mươi tuổi sau, nhất minh kinh nhân! Cố sự của ông ấy nhiều nhất, từ tình hay nhất, khí lực mạnh mẽ nhất —— xứng đáng là nốt chu sa!”
Đúng vậy, nốt chu sa cũng là học từ chỗ Hứa Yên Miểu.
[Oa! Phùng gì gì đó này cùng với một người khác được xưng tụng là nhất thời Quách Phùng… Phùng là Phùng Văn Tông, Quách là ai?]
 Các quan: “!!!”
Nhanh!!!
Nhanh có người đi đánh ngất Hứa Yên Miểu!

Không kịp nữa rồi.
[Oa! ‘Thi bá’ kìa! ‘Trăm năm học điển, nghìn năm học Quách’ kìa! Giỏi quá! Để ta xem…]
Hứa Yên Miểu chớp mắt, ngay cả tiếng lòng cũng trở nên kéo dài và chậm chạp.
[Oa… Ô…]
Các quan đồng loạt xôn xao.
Mỗi lần tiểu Bạch Trạch dùng giọng điệu này! Đều không phải chuyện tốt!
Ngươi dừng tay lại! Hai người trong đó ít nhất cũng phải để lại cho chúng ta một người chứ!
[Thật sự còn có thể làm như vậy sao? Nhân lúc còn trẻ, tự mình chuẩn bị sẵn hàng ngàn bài thơ ở mức độ bình thường và thỉnh thoảng có vài bài xuất thần vượt mức, rồi đi tìm các bậc tiền bối văn hào lớn tuổi và có năng lực, bám riết lấy họ, để họ sửa chữa và chỉ điểm…]
Các quan viên không hiểu.
Việc này thì sao? Xin chỉ giáo tiền bối chẳng phải rất bình thường sao? Tuy là hàng ngàn bài thơ thì hơi nhiều, nhưng có lẽ chính vì sự cầu học không ngừng nghỉ như vậy, mới có thể trở thành một đời Thi bá.
[Sau đó, chờ những tiền bối đã sửa thơ đều c.h.ế.t hết, thì lấy những câu thơ tinh túy đã được sửa đi sửa lại nhiều lần ra!!!]
“???”
“!!!”
[Cái ‘bá’ trong ‘Thi bá’ này, thật sự là ‘bá’ trong ‘bác thải chúng trường’ sao?]
(*Bác thải chúng trường” nghĩa là bác bỏ, loại bỏ, gạt bỏ tất cả những điều tầm thường, dung tục. Nó thường được dùng để chỉ việc theo đuổi những lý tưởng cao cả, thoát khỏi những ràng buộc của cuộc sống trần tục.)
Không!!!
Không có chuyện như vậy! Đó là ‘bá’ trong ‘uyên bác’!
Những người hâm mộ trong lòng gào thét, rồi trong đầu không khỏi văng vẳng:
Câu thơ “tinh túy”.
“Chỉ điểm” của danh gia.
Tiền bối c.h.ế.t hết.
……
Chết tiệt!
Mấy trăm năm trôi qua, bọn họ thế mà vẫn còn “may mắn” được biết sự thật sao?!
—— Một cổ nhân mấy trăm năm trước, bọn họ thế mà vẫn có thể sập phòng???
(*idol dính scandal sụp đổ hình tượng)
Những người hâm mộ Quách đại gia nhất thời như trời đất sụp đổ, choáng váng, chỉ muốn khóc òa lên.
Còn những vị quan có mặt chỉ thích Phùng Văn Tông, cảm thấy bình thường với Quách đại gia bỗng dưng có cảm giác như sống sót sau tai nạn.
Tuổi trẻ nông nổi, dùng ngũ thạch tán thì sao chứ! Người ta biết xấu hổ rồi mới hăng hái, phấn đấu vươn lên đó! Hơn nữa, sách là tự mình viết, văn chương là tự mình làm! Chẳng phải tốt hơn Quách gì gì đó kia sao?
……
Hoàng đế phê duyệt tấu chương cả ngày.
Nhìn thấy mặt trời sắp lặn, đoán chừng hoàng thành sắp đóng cửa, người ở Văn Hoa đường cũng sắp tan làm, liền gọi Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ đến: “Bên đó tình hình thế nào?”
Sau một khắc im lặng kỳ lạ, Cẩm Y vệ Chỉ huy sứ với vẻ mặt khó tả: “Không một ai sống sót.”
Hoàng đế hơi mở to mắt: “… Hả?”

Tối hôm đó, trong từng ngôi nhà ở kinh thành, vang lên tiếng khóc than ai oán.
Khiến cho thân bằng hảo hữu của họ nghi hoặc.

Ads
';
Advertisement