Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 37: Tình cảm tốt
Nhưng điều kinh tởm nhất là khi trở về thành phố, tất cả filter do thân phận “thanh niên trí thức” mang lại cho cô ta đều tan biến.
Hóa ra thanh niên trí thức ở thành phố cũng chỉ là người bình thường, khuôn mặt đẹp trai là thứ duy nhất cô ta nhìn trúng, còn lại thật sự là tầm thường. Cả đời cô ta chưa được sống sung sướng bao giờ.
Hoa khôi của thôn bị chà đạp ở chốn đô thành, giờ chỉ còn lại vẻ khắc khổ.
Người đàn ông đó đến tuổi trung niên còn bị sa thải, nghèo đến mức cô ta phải mặt dày đến thành phố bên cạnh vay tiền của cậu mợ đằng ngoại.
Cứ vậy mà trầm cảm đến chết.
Người đàn bà trung niên vất vả tang thương đã trở lại thời trẻ, biết mặt của đàn ông chả có tác dụng gì. Ngoại hình đẹp trai của Nghiêm Lỗi là niềm vui bất ngờ, điều cô ta thực sự coi trọng là anh có tương lai tươi sáng.
Lâm Tịch Tịch muốn thay đổi vận mệnh, cuộc đời này chắc chắn phải chọn đúng người.
Lâm Tịch Tịch khẽ hỏi chị Dương: “Mợ, tình cảm vợ chồng đoàn trưởng Nghiêm vẫn luôn tốt vậy sao?”
Chị Dương dừng chân
Chị Dương cũng thấy lạ, từ trước đến nay tình cảm vợ chồng đoàn trưởng Nghiêm vẫn luôn không tốt, hàng xóm không ai là không biết, sao bây giờ lại đột nhiên tốt lên?
Đây là chuyện nhà người khác, rảnh rỗi thì nói một chút cũng không sao, nhưng với điều kiện nhà mình không có chuyện xấu gì để người khác bàn tán.
Chị ta nhấn mạnh: “Vẫn luôn tốt như vậy, nhìn xem, một người là cán bộ, một người là trí thức. Đẹp đôi như vậy, tình cảm có thể không tốt sao.”
Lâm Tịch Tịch mím môi, ánh mắt cô hiện lên một vài cảm xúc không tên.
Chị Dương nhìn thấy liền nhíu mày.
Đến đại viện, đàn ông mặc ba lỗ, đi dép lê, cầm chậu và phụ nữ bế con, tất cả đều đi tắm.
Thông thường, nhà xưởng đều có nhà tắm cho công nhân viên và người nhà, tất cả đều miễn phí. Nhưng kinh tế của thị trấn này không tốt, không có nhà máy. Cả trấn chỉ có hai cái xưởng.
Cho nên trong thị trấn này, người nào có tinh thần, trạng thái, vệ sinh tốt một chút thì khả năng cao là gia đình họ có người đi làm công nhân ở huyện. Vì nếu không có điều kiện này thì chỉ có thể ở nhà đun nước tắm, nên không thể tắm thường xuyên được.
Hoặc là gia đình quân nhân, ai cũng có phấn chấn, sạch sẽ, hầu hết quần áo trên người cũng rất chỉn chu.
Gia đình ba người của Nghiêm Lỗi chính là một gia đình cán bộ điển hình.
Nam mạnh mẽ, nữ xinh đẹp, tất cả đều mặc quần áo sạch sẽ, đến cả quần áo giày dép của đứa con cũng là đồ mới.
Đến trước cửa nhà tắm, Nghiêm Lỗi đang định đưa quần áo Nghiêm Tương trong chậu cho Kiều Vi, nhưng Kiều Vi lại đẩy lưng Nghiêm Tương: “Đi theo bố đi con.”
Nếu Nghiêm Lỗi từ chối hoặc gặng hỏi thì Kiều Vi đã chuẩn bị sẵn lời giải thích rồi, cô sẽ nói với anh là trẻ con cũng cần được bồi dưỡng nhận thức về giới tính từ nhỏ. Con trai không được vào phòng tắm của nữ.
Nhưng Nghiêm Lỗi không nói gì, nộp phiếu vệ sinh rồi dẫn Nghiêm Tương vào phòng tắm cho nam.
Khiến Kiều Vi cảm thấy mình có lực mà không thể dùng.
Cô đứng tại chỗ nhìn hai bố con vào trong.
Chị Dương nhà đoàn trưởng Triệu dẫn Quân Tử đi tắm. Quân Tử thấy Nghiêm Tương đến phòng tắm nam cũng giãy khỏi tay mẹ: “Con cũng qua bên đó.”
Chị Dương kệ thằng bé, đưa quần áo của nó cho chồng. Đoàn trưởng Triệu đưa bé Năm đang cưỡi trên cổ anh ta cho vợ, dẫn ba đứa con trai vào.
Đám phụ nữ cũng đi vào phòng tắm.
Thật ra trong phòng tắm nữ không có nhiều bé trai, cho dù có cũng chỉ là những bé rất nhỏ, xét về độ tuổi có thể chấp nhận được, gần như không có bé trai lớn tuổi lắm.
Kiều Vi vừa cởi quần áo vừa hiểu ra. Ở thời đại này, nhà nào cũng năm sáu đứa con, không được nuôi dạy kỹ lưỡng như con một ở đời sau. Cho nên những đứa trẻ được nuôi dạy thả rông đều có năng lực tự lo liệu cho bản thân, các bé trai hơi lớn một chút có thể tự tắm rửa dưới sông, không cần mẹ lúc nào cũng kè kè bên người.
Kiều Vi thử tính lại lần nữa, bật cười.
Chưa nói đến trẻ mười tuổi, thật ra mấy bé trai mới bảy, tám tuổi ở thời đại này cũng là mấy cụ ông tóc bạc phơ nhưng có thể đu mười mấy cái trên xà đơn ở công viên mà mặt không đổi ở thời đại của Kiều Vi.
Khác hoàn toàn với những bé trai được bố mẹ nuông chiều ở đời sau.
Do Kiều Vi xuyên vào nên có cảm giác ưu việt của thời đại. Ở nơi như nhà tắm, cô cho rằng những tình huống mình nghĩ sẽ phát sinh sẽ xảy ra. Thậm chí cô còn muốn dùng những tư tưởng của đời sau để tẩy não những người cổ hủ ở đây.
Ai ngờ… gừng càng già càng cay.
Nghĩ đến Nghiêm Lỗi cũng là một trong những ông lão ở công viên vào thời đại của cô, có khi còn già hơn. Anh sẽ cột chân mình trên xà đơn, xoay một vòng lại một vòng… Kiều Vi không nén được mỉm cười.
Đương nhiên, với địa vị sau này của Nghiêm Lỗi, có lẽ anh sẽ là ông lão khỏe mạnh ở trong viện dưỡng lão cao cấp, ngắm phong cảnh, trầm tư nhìn bàn cờ.
Có thêm cả nhân viên bảo vệ và hộ sĩ riêng đứng sau lưng.
Nhưng Kiều Vi vẫn không thể ngừng nghĩ về các ông lão ở công viên tập thể dục buổi sáng, càng nghĩ càng thấy buồn cười.
Chị Dương cởi quần áo, quay đầu nhìn cô, thắc mắc hỏi: “Cô cười cái gì đấy? Có chuyện gì buồn cười à?”
“À, đột nhiên nhớ đến một chuyện cười thôi.” Kiều Vi nói.

Ads
';
Advertisement