Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Trị liệu bằng nước thuốc xong, sạch sẽ nhanh chóng. Kiều Vi dẫn bà ấy về lại phòng phẫu thuật. Ca phẫu thuật vẫn chưa kết thúc.
Kiều Vi lấy bánh hạch đào từ túi xách ra cho mọi người ăn.
Nghiêm Trụ nói: “Còn đi mua bánh hạch đào ư.”
Mẹ Nghiêm Lỗi hơi thắc mắc, không biết Kiều Vi đi mua bánh lúc nào.
Chỉ Nghiêm Tương mới biết bánh hạch đào đựng trong túi hành lý mang từ nhà đến quê ở đây. Tuy nhiên mẹ dặn cậu bé không được tiết lộ. Nghiêm Tương chưa từng phá đám mẹ, lặng lẽ ăn.
Ca phẫu thuật do chính viện trưởng thu xếp nên hiển nhiên rất suôn sẻ.
Cha Nghiêm Lỗi được đẩy ra ngoài cùng với ống dẫn lưu và ống thông tiểu, sau đó đưa trở lại phòng bệnh để theo dõi.
Kết hợp dùng thuốc để điều trị viêm và biến chứng.
Có con trai ruột chăm nom ông ấy, không cần Kiều Vi phải nhọc lòng.
Đến khi bố Nghiêm Lỗi tỉnh, ổn định rồi, Kiều Vi mới đưa mẹ Nghiêm Lỗi về.
Mẹ Nghiêm Lỗi vẫn muốn ở lại, Kiều Vi nói: “Nhiều người sẽ ảnh hưởng đến bệnh nhân khác. Người ở phòng đơn rất để ý.”
Mẹ Nghiêm Lỗi bèn ngoan ngoãn nghe lời đi về.
Về đến nhà khác, mẹ Nghiêm Lỗi đưa ra quyết định.
Bà ấy rút một chiếc túi nhỏ được buộc bằng dây thừng ra từ nơi sâu nhất trong hành lý: “Kiều Vi, con cầm cái này đi.”
Nhìn thứ kia, Kiều Vi đã đoán được loáng thoáng.
Cô nhận lấy, mở ra. Quả nhiên là tiền.
Kiều Vi còn hơi ngạc nhiên.
Bởi trên thực tế, mọi người bao gồm Nghiêm Lỗi, bản thân Kiều Vi, gồm cả người nhà họ Nghiêm đều mặc định mọi chi phí phải chịu sẽ do Nghiêm Lỗi và Kiều Vi gánh vác.
Vì thời này vốn là vậy.
Trên đường sự nghiệp, một người đàn ông chẳng những phải chăm nom bố mẹ, anh chị em, cháu trai, cháu gái; mà còn phải nuôi cả họ hàng, người trong dòng họ, hàng xóm láng giềng, nhà ngoại, hàng xóm bên ngoại; ngoài ra phải lo cả cho cô bác lấy chồng, chị em họ hàng cùng hàng xóm của họ…
Mối quan hệ giữa người với người thời này khác hẳn giới trẻ cắt đứt quan hệ với họ hàng, một mình độc bước của đời sau.
Thời này, nếu một người nhận được sự trợ giúp của người khác, xét mối quan hệ có khả năng chính là “Cô là người cùng thôn của cô (nhà chồng) cháu.”
Đời sau không thể tưởng tượng ra cảnh này.
Nhưng Kiều Vi đã thích nghi được với thế giới này, hiểu rất rõ quy tắc của thời đại này.
Vậy nên cô hơi ngạc nhiên khi mẹ Nghiêm Lỗi đưa mình tiền.
“Mẹ, mẹ làm gì thế?” Cô đẩy tiền về.
Mẹ Nghiêm Lỗi giằng co với cô: “Đợt này nằm viện với phẫu thuật chắc chắn tốn không ít tiền. Lần này đi, mẹ với ông ấy cầm theo toàn bộ số tiền đang có, ở đây hết, con cầm lấy đi!”
Kiều Vi không đẩy ra nữa. Cô hơi tò mò, đếm thử. Tổng cộng 183 tệ, mấy mao thì bỏ qua.
“Mẹ, con sẽ không nhận số tiền này đâu. Tiền khám bệnh do Nghiêm Lỗi lo liệu, mẹ không cần phải nhọc lòng.” Kiều Vi vẫn trả tiền lại cho mẹ chồng: “Nhưng con muốn biết 25 tệ Nghiêm Lỗi gửi về mỗi tháng được phân chia ra sao?”
Mỗi tháng 25 tệ, một năm là được 300 tệ rồi. Người dân ở quê tiêu tiền rất tiết kiệm, vậy mà mẹ Nghiêm Lỗi lại nói đây là toàn bộ số tiền họ có.
Kiều Vi biết số tiền gửi về ấy chắc chắn sẽ được chia cho từng thành viên trong gia đình. Bây giờ cô hơi tò mò.
Chia kiểu gì vậy?
“Việc chia sao là do Lỗi Tử quyết định.” Mẹ Nghiêm Lỗi nói: “Nhưng về sau bọn nó làm ầm ĩ nên sửa lại đôi chút, còn viết thư kể cho Lỗi Tử, Lỗi Tử cũng đồng ý.”
Kiều Vi nói: “Con sẽ không quản chuyện này, cũng không muốn quản, chỉ tò mò chút thôi. Lúc trước chia thế nào? Về sau sửa ra sao?”
Mẹ Nghiêm Lỗi nói: “Lỗi Tử quyết định. Anh cả con là con trai trưởng, nó lấy 6 tệ; thằng ba, thằng tư và chị cả, chị hai con mỗi người 3 tệ. Tuy nhiên về sau nhóm chị em dâu của con làm ầm quá. Nói rằng chị cả với chị hai đi lấy chồng rồi thì không nên lấy tiền.”
“Về sau mọi người thương lượng lại. Số tiền của anh cả con không thay đổi; thằng ba, thằng tư mỗi đứa lấy 4 tệ; bé cả và bé hai mỗi đứa lấy 2 tệ. Bé ba còn nhỏ chưa lấy chồng nên không cho con bé.”
“Việc này cũng đã viết thư hỏi ý kiến của Lỗi Tử, Lỗi Tử đồng ý rồi.”
Cách chia này của Nghiêm Lỗi đó nha…
Nghe xong, Kiều Vi lắc đầu ngay.
Người khôn khép như Nghiêm Lỗi lại mắc hồ đồ ở chuyện này. Nhưng mà hết cách rồi, người trong cuộc luôn như vậy.
Kiều Vi là người ngoài cuộc, liếc qua là thấy ngay bất cập. Hơn nữa, với cô mà nói, chăm sóc tốt cho bố mẹ chồng chính là nghĩa vụ của bạn đời. Về phần các anh chị em khác của chồng, mọi người đều đã là người lớn, cô vừa không có nghĩa vụ, vừa không có tình cảm với họ.
Tuy nhiên, với Nghiêm Lỗi, bố mẹ chưa nói, anh chị em có ai mà không phải máu mủ ruột rà. Thuở nhỏ từng ngủ chung trên một chiếc giường đất, mặc chung một cái quần, ăn chung một nồi cơm.
Tất cả đều là sự ràng buộc.
Suốt cuộc đời, con người rất khó thoát khỏi loại ràng buộc này.
Thấy cô lắc đầu, mẹ Nghiêm Lỗi thấp thỏm.
Kiều Vi nói: “Mẹ, con mặc kệ chuyện này, nhưng con muốn nói một câu.”
“Thứ như tiền này, tốt nhất nên nắm trong tay mình, do chính mình phân chia.”
“Không đá đến chân, không thể buông tay.”
Kiều Vi đã gặp quá nhiều trường hợp tại phòng bệnh rồi.
Có rất nhiều người già nói cho con cái mình mật mã sổ tiết kiệm, cũng có con trai mắc bệnh nan y nói cho người mẹ sớm đã ly hôn rời đi. Những người đó dùng mật mã lấy hết tiền, để lại sổ tiết kiệm trống trơn, thẻ ngân hàng biến mất, bỏ người ta ở lại bệnh viện tuyệt vọng chờ chết.
Trái lại, những người cầm chặt tiền dù đã tới tuổi gần trăm, người thân vẫn ân cần hầu hạ, thậm chí là tranh nhau hầu hạ, chỉ sợ lơ đễnh chút thôi thì tiền sẽ rơi vào tay người khác luôn.
Mẹ Nghiêm Lỗi nghe, đây quả thực là những chuyện đau xót ruột gan.
Bà ấy thở dài: “Cứ vậy đi, cứ vậy đi.”
Kiều Vi nói: “Nhìn chung con mặc kệ.”
Số tiền ấy vẫn được trả cho bà lão. Nghiêm Lỗi quả quyết không để gia đình chi ra một cắc bạc để khám bệnh cho bố ruột mình. Hiển nhiên anh phải gánh vác hết toàn bộ chi phí.
Kiều Vi dự đoán sau này, khi anh chính thức lên được cấp độ thượng tầng, lót đường sửa cầu cho quê nhà thì ắt cũng không thể thiếu.
Ca phẫu thuật của bố Nghiêm Lỗi diễn ra rất suôn sẻ. Tình trạng viêm và biến chứng cũng được kiểm soát hiệu quả.
Ngoài cơn đau từ vết thương chưa lành thì cơn đau trong cơ thể tra tấn ông lão dai dẳng đã biến mất. Nhiều năm rồi bố Nghiêm Lỗi chưa có cảm giác nhẹ nhõm cỡ này.
Bác sĩ trò chuyện với ông ấy, cũng nói: “May mà nhà bác đến tỉnh lị. Bệnh viện huyện không thực hiện được ca phẫu thuật này, thành phố cũng khó. Các chuyên gia quy tụ hết tại bệnh viện cấp tỉnh rồi. Tình trạng của bác đã nghiêm trọng đến thế, nếu còn kéo dài thêm nữa thì khả năng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.”
Cha Nghiêm Lỗi không khỏi gạt nước mắt: “May có con dâu chúng tôi trở về.”
Kiều Vi thậm chí chưa kịp ở lại nhà đêm nào, chỉ ăn một bữa cơm đã tức tốc đưa ông ấy lên tỉnh luôn.
Bác sĩ dựng ngón tay cái: “Cô con dâu này của ông là một người giỏi giang.”
Cha Nghiêm Lỗi không ngăn được niềm tự hào: “Con dâu tôi từng học cấp ba, làm việc ở ủy ban huyện, viết bài đăng báo, nhật báo nhân dân còn chuyển đăng nữa!”
Nghiêm Trụ: “Cha ơi, đó gọi là ‘đăng lại’.”
“Giống nhau, giống nhau cả mà, nói chung là lên nhật báo nhân dân!”
Bác sĩ nghe xong thì líu lưỡi, quay qua nói cho viện trưởng Trương.
Viện trưởng Trương thở ra một hơi dài: “Biết ngay cô ấy không phải nhân vật đơn giản mà.”
Dùng bút như đao, chơi đến thành thạo.
Bốn ngày sau, bố Nghiêm Lỗi được rút ống dẫn lưu và ống thông tiểu, tiếp tục nằm viện điều trị. Tuy vậy, với ông ấy mà nói đã là vô cùng khoan khoái rồi.
Nhìn mẹ Nghiêm Lỗi, ông ấy phát hiện vẻ mặt bà nhà cũng rất tươi tắn, còn tưởng bà ấy vui cho ông.

Ads
';
Advertisement