Phân công xong, trước cuộc phẫu thuật không được ăn uống nên Kiều Vi bổ sung: “Không ăn cơm uống nước là không thể ăn hay uống bất cứ thứ gì. Không ăn cơm không phải là có thể ăn bánh. Không uống nước không phải là có thể ăn cháo. Không ăn cơm uống nước nghĩa là không được bỏ bất cứ thứ gì vào trong miệng, trong bụng cũng không được có bất cứ thứ gì. Bởi hễ trong bụng có gì là có khả năng nó sẽ chảy ngược đến thực quản, khí quản, chính là ‘nghẹn’ mà chúng ta thường nói. Lúc bố tỉnh táo mà bị nghẹn thì có thể đấm ngực móc họng nhổ ra là sống. Nhưng sau khi gây tê, bố sẽ không khác gì khi uống say. Nếu bị chảy ngược lên thực quản, khí quản thì bố sẽ chết trên bàn mổ.”
Nghe cô giải thích như vậy, bố Nghiêm Lỗi và Nghiêm Trụ choàng tỉnh hiểu ra: “Là thế sao, cháu của chủ nhiệm Lý năm đó uống rượu nằm nôn rồi tự làm mình nghẹn chết.”
“Đúng vậy, đúng là ý đó. Vậy nên không được ăn hay uống bất cứ thứ gì.” Kiều Vi vui mừng.
Cha Nghiêm Lỗi và Nghiêm Trụ cùng gật đầu: “Con/em yên tâm.”
Cuối cùng viện trưởng Trương cũng có sự tán dương chân thành: “Cách giải thích bổ sung này của đồng chí Kiều rất phù hợp.”
Kiều Vi nói: “Cũng hy vọng nhân viên y tế của bệnh viện có thể suy nghĩ đến mức độ phân tích của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân như thế này, cần giải thích thì phải giải thích đúng chỗ. Nếu để bệnh nhân tự phân tích thì mọi người đều sẽ râu ông nọ cắm cằm bà kia.”
Viện trưởng hơi tò mò thật: “Đồng chí Kiều là gì của bệnh nhân vậy…?”
“Đây là bố chồng tôi.” Kiều Vi nói.
Viện trưởng choàng tỉnh hiểu ra. Bảo sao ông ta cứ thấy đồng chí Kiều hoàn toàn không đồng điệu với gia đình này, thì ra là mối quan hệ như vậy.
Ông ta nói: “Người thương của đồng chí Kiều chắc chắn là một đồng chí rất xuất sắc.”
“Anh ấy từng lên chiến trường.” Kiều Vi nói: “Anh ấy là cán bộ cấp đoàn.”
Viện trưởng gật đầu: “Quả nhiên.”
Bệnh viện đã sắp xếp xong xuôi. Nghiêm Trụ túc trực, cần gì sẽ có bác sĩ và y tá. Thủ tục nằm viện cũng hoàn thiện, đã nộp đủ phiếu thực phẩm và tiền. Bệnh viện lo liệu bữa ăn cho bố Nghiêm Lỗi. Đây là bữa cuối cùng của ông ấy trong hôm nay, sau mười giờ tối sẽ không thể ăn thêm gì.
Kiều Vi dẫn theo mẹ Nghiêm Lỗi, Nghiêm Trụ và Nghiêm Tương rời bệnh viện về nhà khách ăn cơm.
Mẹ Nghiêm Lỗi níu ống tay áo cô: “Hay là mẹ mua hai cái bánh nướng áp chảo nhé.”
Ăn uống ở nhà khách cả ngày hôm nay, bữa nào cũng cần tiền và phiếu thực phẩm. Bà ấy xót.
Kiều Vi lại nói: “Ra ngoài làm việc nhất định phải ăn ngon ngủ kỹ, không thì bản thân sẽ ngã xuống trước, việc cũng không làm xong.”
Cô nói thêm: “Mẹ đừng lo chuyện tiền nong. Nghiêm Lỗi kiếm ra tiền, con cũng kiếm ra tiền. Mẹ theo con ra đây, làm sao con có thể tiếp đãi mẹ thiếu chu đáo cho được.”
Mẹ Nghiêm Lỗi vội nói: “Không thiếu chu đáo, không thiếu chu đáo.”
Nghiêm Trụ nói: “Nghe Kiều Vi đi mẹ.”
Cơm nước xong, Kiều Vi đi mua phiếu tắm rửa rồi dẫn mọi người đi tắm rửa.
Mẹ Nghiêm Lỗi mất tự nhiên: “Không… không đi đâu.”
Hình như ở nhà tắm kia, tất cả mọi người đều cởi sạch.
Kiều Vi nói: “Mẹ à, người thành phố cần tắm rửa. Mùa hạ nắng nóng, mình không tắm mấy hôm thì cơ thể sẽ có mùi, người ta chê chúng ta.”
Mẹ Nghiêm Lỗi cúi đầu không nói gì.
Nghiêm Trụ cũng chưa từng đến phòng tắm rửa trong thành phố, ở nông thôn toàn tự nấu nước tắm trong chậu.
Kiều Vi hướng dẫn anh ta tìm ô tủ theo số thẻ, gửi quần áo, còn bẻ một miếng ở cục xà phòng mình mang tới đưa cho anh ta.
Nghiêm Tương nói: “Bác cả, bác không hiểu chỗ nào thì cứ hỏi cháu nhé. Cháu biết hết luôn.”
Mọi người cùng cười.
Mẹ Nghiêm Lỗi khen ngợi: “Trẻ con trong thành phố hiểu nhiều thứ thật.”
Khách trọ nam chiếm phần đông trong nhà khác, bên phòng tắm nữ gần như không có ai.
Nhưng dù có thế mẹ Nghiêm Lỗi vẫn sợ đến phát hoảng.
Kiều Vi bẻ thêm một miếng xà phòng cho mẹ Nghiêm Lỗi. Bà ấy học theo Kiều Vi, vò khăn ra bọt biển rồi xoa khắp toàn thân. Cọ rửa xong xuôi, quả nhiên cơ thể thơm tho thoải mái cực kỳ.
Tắm rửa xong, Nghiêm Trụ quay về bệnh viện.
Kiều Vi cầm quần áo bẩn chuẩn bị đi giặt, mẹ Nghiêm Lỗi lại giành lấy: “Con đừng động vào, để mẹ giặt cho.”
Trong khoảnh khắc lôi kéo này, Kiều Vi ngửi thấy mùi từ chiếc quần bẩn bà ấy vừa thay.
Không dễ ngửi, nhưng đúng là mùi này. Tối qua lúc cởi đồ đi ngủ cô cũng ngửi thấy.
Kiều Vi chờ mẹ Nghiêm Lỗi giặt sạch quần áo, đến tối lúc chuẩn bị đi ngủ, cô quyết định nói chuyện với bà ấy.
“Mẹ, con hỏi mẹ chuyện này, mẹ đừng nóng giận nhé.” Cô nói: “Con thấy tóc và người mẹ đều sạch sẽ, mẹ là một người gọn gàng. Nhưng con luôn ngửi thấy có mùi trên người mẹ. Con muốn hỏi mẹ rằng có phải quần lót của mẹ luôn bẩn bẩn, thân dưới hay có một số thứ giống nước mũi dây ra không?”
Mặt mẹ Nghiêm Lỗi lập tức căng ra đến đỏ bừng, cúi gằm mặt không dám nhìn cô, ngập ngừng: “Mẹ… mẹ tắm thực sự rất kỹ… mẹ thực sự…”
“Mẹ… mẹ đừng ngại.” Kiều Vi nắm lấy tay bà ấy: “Trước đây con từng viết bài liên quan đến việc thúc đẩy phổ cập y tế nên đã đọc rất nhiều tài liệu. Để con kể cho mẹ nghe về một số bệnh phụ khoa mà phụ nữ chúng ta có thể mắc phải.”
“Sở dĩ bệnh phụ khoa được gọi là ‘bệnh phụ khoa’ bởi vì nó là những bệnh chỉ phụ nữ mới mắc phải. Tương tự, với nam thì là bệnh nam khoa. Do sự khác biệt về giới tính nên mới có cách gọi đó. Nhất định phải hiểu rõ, bệnh phụ khoa không phải bệnh về đường sinh dục, nó chỉ là bệnh phái nữ mắc.”
Kiều Vi phổ cập ít kiến thức về phụ khoa cho bà ấy.
Cô nói: “Ngày mai con lấy luôn số cho mẹ khám, để bác sĩ chữa trị.”
Mẹ Nghiêm Lỗi xấu hổ quá đỗi: “Sao có thể để người khác biết chuyện này.”
Kiều Vi nói: “Không riêng gì để bác sĩ biết mà còn phải cho bác sĩ khám nữa.”
Mẹ Nghiêm Lỗi không chấp nhận được.
Kiều Vi nói: “Con tìm bác sĩ nữ cho mẹ. Mẹ à, nếu không chữa thì chẳng lẽ mẹ muốn cả đời này bị người ta chê bai vì cơ thể có mùi sao?”
Mẹ Nghiêm Lỗi rơi nước mắt.
Bà ấy bị chê không phải ngày một ngày hai. Đám con dâu cũng âm thầm nói sau lưng bà ấy.
Bà ấy hỏi: “Chữa được thật ư?”
Kiều Vi đáp: “Dĩ nhiên rồi ạ.”
Mẹ Nghiêm Lỗi nghiến răng: “Vậy chữa.”
Hôm sau, bố Nghiêm Lỗi được đẩy vào phòng phẫu thuật.
Kiều Vi để Nghiêm Trụ và Nghiêm Tương trông chừng bên ngoài: “Anh cả, hiếm có dịp đến bệnh viện tỉnh, em dẫn mẹ đi kiểm tra sức khỏe luôn.”
Bây giờ Kiều Vi nói gì là Nghiêm Trụ nghe đấy, gật đầu như gà mổ thóc: “Em đi, em đi đi.”
Kiều Vi đăng ký cho mẹ Nghiêm Lỗi khám phụ khoa. Quả nhiên bác sĩ là nữ.
Lúc cởi quần, mẹ Nghiêm Lỗi xấu hổ đến độ sắp đào cái hố chui xuống. Kiều Vi ngoài tấm rèm với tay vào nắm lấy tay bà ấy: “Mẹ à, đừng sợ, bác sĩ rất chuyên nghiệp.”
Bác sĩ nữ khá tốt tính, cũng nói: “Bà lão đừng sợ nhé, cháu thấy nhiều rồi. Chuyện thường ấy mà.”
Cả hai người họ đều không khinh thường hay chê bai bà. Không hiểu sao mẹ Nghiêm Lỗi lại khóc.
Thầy lang trong thôn toàn là nam, phái nữ ai cũng ngại đi tìm bác sĩ khám về phương diện này.
Thực ra người gặp tình trạng này không chỉ có riêng mẹ Nghiêm Lỗi. Rất nhiều phụ nữ tuổi già có mùi trên cơ thể, thường bị con cháu chê bai.
Trên thực tế, đó chính là bệnh phụ khoa thường gặp, chẳng qua nhiều năm không chữa nên mức độ bệnh trở nên nghiêm trọng mà thôi.
“Mỗi ngày đến chỗ cháu cọ rửa một lần, kết hợp với tắm, năm ngày một liệu trình. Về sau cháu kê thuốc cho bác, bác tự tẩy rửa định kỳ tại nhà. Thuốc uống cũng phải uống đúng giờ. Bác gái cứ yên tâm, rửa vài lần là sẽ hết mùi.”
Bác sĩ cọ rửa lần đầu cho bà ấy. Thì ra chữa trị lại là một việc đơn giản đến vậy.
Mẹ Nghiêm Lỗi lại rơi nước mắt.
Truy cập tên miền Tamlinh247.Online nếu không vào được web nhé
Top Truyện hay nhất