Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

“Dì Kiều, có chuyện gì vậy ạ?” Hoa Tử hỏi.
“Cháu có biết nhà phát thanh viên Lục ở trạm phát thanh không? Là nhà chủ nhiệm Lục của hợp tác xã cung tiêu ấy.” Cô hỏi.
Hoa Tử không biết, nhưng Kiều Vi chỉ đường cho cậu bé.
“Để cháu đi hỏi thăm.” Hoa Tử nói.
“Được, dì cho cháu một hào, cháu làm việc này giúp dì nhé.” Kiều Vi đưa tiền và đồ đạc cho cậu bé: “Đưa cái này cho phát thanh viên Lục. Nói với cô ấy rằng cái này là do dì đưa.”
Chỉ cần đi đưa một vài tờ giấy nhẹ nhàng là đã có thể kiếm được một hào, Hoa Tử chạy đi ngay.
“Gì đấy?” Nghiêm Lỗi hỏi.
“Sắp đến Quốc khánh rồi, chắc có người cần.” Kiều Vi nói: “Viết lúc rảnh rỗi ấy mà.”
Thực ra không chỉ là ngày Quốc khánh. Bây giờ không khí trong văn phòng đã tốt hơn. Mọi người trong ban tuyên truyền không bắt Kiều Vi phải làm thêm, nên cô cũng không bận rộn lắm. Thời gian rảnh rỗi, cô lại viết ra mấy mẫu theo thói quen. Ở giữa các sự kiện cụ thể được để trống, có thể điền thêm một vài tính từ, cách nhau bằng dấu “/”, có thể tự do kết hợp lại với nhau.
Một bộ mấy mẫu đủ để Lục Mạn Mạn xử lý các bản thảo của trạm phát thanh.
Thị trấn nhỏ, mấy bé trai lại đi nhanh. Không lâu sau Hoa Tử quay lại, cười hì hì.
“Phát thanh viên Lục bảo cháu nói với dì là cô ấy sẽ mãi mãi xem dì là chị em tốt!” Cậu bé cho Kiều Vi xem túi đồ của mình: “Cô ấy thật hào phóng, cho cháu rất nhiều kẹo.”
Chuyến đi này thật có lời. Cậu bé tốt bụng cho Nghiêm Tương hai viên.
Kiều Vi cười ha ha.
Sau đó, công việc của Kiều Vi ở ủy ban huyện cũng vào quỹ đạo. Cô đã hòa nhập với ban tuyên truyền.
Đến thứ năm, bí thư Mạnh mới nhớ ra rồi hỏi thư ký Hoàng: “Kiều Vi ở ban tuyên truyền thế nào rồi?”
Cô đến đấy cũng được một tuần rồi.
Thư ký Hoàng trả lời: “Lúc trưa tôi nhìn thấy cô ấy nói chuyện cười đùa với các nhân viên khác của ban tuyên truyền ở trong nhà ăn.”
Bí thư Mạnh gật đầu: “Cô ấy là kiểu người có thể hòa nhập với tập thể rất nhanh.”
Thư ký Hoàng mỉm cười.
Bí thư Mạnh lại nói: “Cô ấy ở đó rèn luyện cũng tốt. Cuối tháng mười, nếu không có vấn đề gì thì cô ấy sẽ được chuyển đến văn phòng luôn.”
Thư ký Hoàng tán thành: “Vâng.”
Bài viết của Kiều Vi được xuất bản vào thứ sáu. Ngô Ái Trân yêu cầu cô xem qua: “Đây là bản thảo của cô.”
Có người ai oán nói: “Bài viết của tôi bị loại sao?”
“Bài ở chỗ thư ký Hoàng bị loại rồi.”
“Sao cô biết bài của tôi bị loại? Để bảo đảm, bình thường tôi gửi ba bài.”
“Ha ha, cô viết không bằng tôi, chắc chắn đã bị loại rồi.”
“Hừ.”
Kiều Vi không biết gì về sự sắp xếp của Bí thư Mạnh, nhưng cô nhớ thư ký Hoàng đã dặn cô “cố gắng gửi bài vào ngày hai mươi bảy hoặc hai mươi tám”. Hôm nay chỉ mới ngày hai mươi lăm.
Cô không hiểu lắm nên đến hỏi trưởng ban Chu.
“Bình thường thì thu xếp rất dễ.” Trưởng ban Chu nói: “Nhưng vào ngày Quốc khánh, các huyện muốn lấy được trang báo thì phải tùy vào khả năng của mình.”
“Vậy ngày nào thì tốt?”
“Càng gần ngày chính thức càng tốt. Ngày chính thức là giao cho tỉnh. Các huyện cấp dưới như chúng ta muốn được chọn thì thường phải gửi gần ngày chính thức.”
Vậy thì lần này Kiều Vi không vội.
Có phải là do người phụ trách không đủ năng lực? Là do huyện chưa đủ thực lực? Hay do năng lực của lãnh đạo không bằng huyện khác? Không thể hỏi được.
Về đến nhà, cô nói chuyện này cho Nghiêm Lỗi biết.
Nghiêm Lỗi hỏi tình hình công việc hiện tại của Kiều Vi.
“Ban tuyên truyền giao việc cho em, Bí thư với văn phòng cũng sẽ giao việc cho em.” Kiều Vi nói: “Bên ban tuyên truyền chỉ có chút việc vặt, so với công việc do Bí thư giao thì không chuyên nghiệp bằng. Thường thì thư ký Hoàng sẽ sắp xếp một ít công việc văn thư sau khi em làm xong việc.”
Nghiêm Lỗi vừa nhai trái cây vừa nghe, chợt dừng lại hỏi: “Không có công việc cố định sao?”
Kiều Vi cũng hoang mang về chuyện này.
Vì cô là phát thanh viên của một trạm phát thanh cấp dưới thuộc ban tuyên truyền thị trấn, nên khi được điều tạm về ủy ban huyện, cô cũng cảm thấy mình thuộc về ban tuyên truyền huyện.
Thế nên khi làm những công việc vất vả trong ban tuyên truyền, dù có là công việc tay chân vô nghĩa thì Kiều Vi cũng cảm thấy bình thường.
Nhưng Bí thư sẽ trực tiếp sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn cho cô.
Kiều Vi nói: “Có lẽ là do trước đó em đã đoạt được giải thưởng.”
Thư ký Hoàng sắp xếp công việc văn phòng cho cô.
Kiều Vi nói: “Hoặc có khi nào do em là nhân viên điều tạm nên chỉ cần làm việc vặt?”
Con người là như vậy. Nếu họ tin rằng đây là chuyện chính đáng, có thể giải thích, thì họ sẽ chủ động tìm ra lời giải thích hợp lý cho nó.
Lời giải thích này nghe có vẻ hợp lý.
Nhưng Nghiêm Lỗi lại không vui: “Quản lý lung tung.”
Kiều Vi an ủi anh: “Trước mắt em đi làm một tháng, sau đó nói Bí thư Cao điều em quay lại.”
Tức là cô phải ở “bên ngoài” một tháng, nghe theo lệnh của những người này, làm những công việc lặt vặt cho họ. Nếu cô đến đó để làm công việc đúng chuyên môn, làm công việc văn thư, Nghiêm Lỗi cũng sẽ không bất mãn như vậy.
Anh gặm hết một quả.
Thị trấn có báo mới muộn hơn huyện một ngày.
Thứ bảy, Kiều Vi đột nhiên nhận được một cuộc điện thoại, nói là cuộc gọi từ trấn Hạ Hà Khẩu.
Kiều Vi tưởng có chuyện gì, vội vàng chạy đến nghe, hóa ra là Lục Mạn Mạn.
“Bọn em thấy rồi! Chị lại được lên báo đó!” Lục Mạn Mạn vui mừng: “Chị giỏi thật đấy.”
Kiều Vi từng làm việc tại trạm phát thanh. Điện thoại ở ngay trong phòng, sát vách chính là phòng trực điện thoại. Kiều Vi biết rõ những cuộc gọi như thế này sẽ bị những nhân viên nhàn rỗi thích tán gẫu nghe lén, ngay cả cô cũng đã từng đi nghe lén.
“Đây là chỉ thị của lãnh đạo. Lãnh đạo đưa ra chỉ dẫn, chị chỉ cần viết theo thôi.” Cô nói.
Cô nói với giọng điệu trịnh trọng, Lục Mạn Mạn hiểu ngay: “Hạt dưa trong huyện ăn không ngon đúng không.”
Hồ Tuệ rang hạt dưa rất giỏi, hạt dưa do chị ấy rang rất thơm. Khoảng thời gian cùng nhau cắn hạt dưa ở trạm phát thanh vui vẻ biết bao.
“Biết làm sao được. Nếu em lấy một nắm hạt dưa, ắt sẽ có hạt ngon hạt dở. Nhưng nếu vẫn cắn được hạt dưa thì em biết đấy, răng chị vẫn tốt.”
Lục Mạn Mạn đang ở trong phòng trực điện thoại của trạm phát thanh. Cô ấy che miệng cười, sau đó nói: “Em tin chị. Chị nhất định sẽ làm được.”
Kiều Vi nói thêm: “Em nhớ nhắc chú, phải nhớ chị, đừng để chị lưu lạc bên ngoài.”
Lục Mạn Mạn đồng ý: “Để em nói với chú.”
Sau khi cúp điện thoại, Lục Mạn Mạn đi tìm trưởng ban Tạ, chú họ của cô.
“Khi nào mới đón Vi Vi về?” Cô đi đến gặp chú họ: “Người bên đó đều sai khiến Vi Vi.”
“Không phải nhân viên điều tạm đều như thế sao? Nếu không thì tại sao không ai chịu đi?” Trưởng ban Tạ nói.
“Cháu mặc kệ, chú mau tìm cách điều Vi Vi trở về đi. Đừng để chị ấy chịu ức hiếp nữa.” Lục Mạn Mạn nói.
Trưởng ban Tạ trả lời: “Mới đi được bao lâu đâu. Dù thế nào cũng phải làm một tháng đã.”
Lục Mạn Mạn nói: “Vậy thì chú đừng quên đó.”
Trưởng ban Tạ gật đầu: “Được, được.”
Lục Mạn Mạn cảm thấy chú mình chỉ đang lừa gạt trẻ con, lại uy hiếp ông ấy: “Chú mà dám quên, cháu tìm tới nhà của chú luôn đó.”
Trưởng ban Tạ lại nói: “Cháu muốn đến thì nhớ bảo bố cháu lấy cho chú một con vịt muối, con nào béo một chút.”

Ads
';
Advertisement