Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

“Ngày mai gặp lại.”
“Ồ… Ngày mai gặp lại.”
Kiều Vi lại đi chào trưởng ban Chu, được cho phép tan ca.
Cô đi rồi, những người khác mới ngẩng đầu lên nói với Ngô Ái Trân: “Sao cô vẫn còn tốt với cô ta thế?”
Không châm chọc cô là được rồi, vậy mà còn chào hỏi nữa?
Ngô Ái Trân lúng túng, tức giận nói: “Người ta lịch sự, tôi không thể không lịch sự chứ.”
Trưởng ban Chu uống một ngụm trà: “Đúng vậy. Tiểu Ngô nói đúng.”
Trưởng ban đã lên tiếng, người kia không nói gì nữa. Nhưng trong lòng họ vẫn cảm thấy Ngô Ái Trân khá vô dụng, rõ ràng mọi người đã thống nhất, phải giả vờ lịch sự với Kiều Vi, khách sáo giao nhiều việc cho cô… Nhưng kết quả là không giao được “rất nhiều công việc”, Ngô Ái Trân đã phản bội.
Cắt.
Hôm nay thời tiết rất tốt, nắng đẹp.
Kiều Vi không về thẳng nhà, mà đưa Nghiêm Tương đến cửa hàng bách hóa mua quần áo đổi mùa.
Là con một nên không có quần áo cũ của anh chị em mặc. Bố lại giỏi kiếm tiền và phiếu, cung cấp một cuộc sống dư dả, nhà ít người nên phiếu còn thừa đầy. Nguyên chủ chưa từng mua loại nào quá cỡ khi mua quần áo cho Nghiêm Tương, nhiều lắm là một cỡ.
Đổi mùa, phải mua quần áo mới cho Nghiêm Tương.
Thật ra Kiều Vi rất muốn mua cho Nghiêm Tương những bộ quần áo thể thao hoặc những bộ quần áo thoải mái.
Nhưng quần áo trẻ em thời đại này rất kỳ lạ, chủ yếu là áo sơ mi. Nếu mặc nghiêm túc, sẽ giống một ông cụ non.
Đặc trưng của thời đại rất rõ ràng.
Nói chung ở miền Bắc sau Tết Nguyên đán, nhiệt độ sẽ giảm dần, ở đây mua đồ không tiện bằng đời sau, những thứ cần chuẩn bị đều phải chuẩn bị trước.
Kiều Vi mua áo, quần và quần áo mùa thu cho Nghiêm Tương. Cô cũng mua len.
Mặc dù trong giờ làm việc không ai đan áo len trong phòng, nhưng trong giờ nghỉ trưa hôm nay cô thấy có người đang đan.
Hơn nữa có thể là do gần đến dịp lễ lớn, công việc của ban tuyên truyền khá nhiều, nên mới không ai đan. Bởi vì lúc cô đi ra ngoài, cũng thấy có người đang đan áo len trong các phòng khác.
Cô cũng định đan, cô đã học với Hồ Tuệ rồi. Mặc dù chỉ biết đan kim đơn, nhưng tự tin có thể đan ra một chiếc áo len hoàn chỉnh.
Chỉ cần có sức khỏe tốt, không gì có thể làm khó cô.
“Tương Tương, con ôm được không?” Kiều Vi lo lắng hỏi Nghiêm Tương.
Nghiêm Tương ngồi trên ghế sau, vòng tay giang rộng. Tất cả những thứ đã mua đều được nhét vào trong túi lưới, được cậu bé ôm chặt vào lòng.
“Không vấn đề gì!” Cậu bé đáp lại thật to.
Bây giờ Kiều Vi rất thích túi lưới.
Cái này thật là kỳ diệu, chỉ một cục nhỏ xíu mà khi mở ra, sức chứa lại rất lớn.
“Vậy con ôm chắc chắn nhé. Mẹ sắp đạp xe rồi đây.”
Nghiêm Tương đặt cằm lên trên lớp len mềm mại: “Vâng, đi thôi.”
[Hôm đó thời tiết rất đẹp, tôi chìm đắm trong niềm vui được mặc những bộ quần áo mới. Sợ quần áo mới, vải mới rơi mất, tôi ôm chặt cái túi lưới phồng lên suốt cả chặng đường. Len cọ vào cằm khiến tôi ngứa, nên tôi cọ cọ lên dây thừng của túi lưới để giải ngứa.]
[Lên huyện với mẹ, tôi bắt đầu có những cuộc xã giao riêng của mình.]
[Có lẽ trẻ con không thể mô tả chính xác những cảm xúc như hâm mộ, thích, ghen tị, ghét v.v. nhưng trong thâm tâm chúng lại có thể cảm nhận rõ ràng. Từ cảm xúc phản hồi lại của những người xung quanh, tôi bắt đầu nhận ra bố mẹ đã cho tôi một cuộc sống tốt hơn rất nhiều người.]
[So với những đứa trẻ chạy lung tung, chảy nước mũi ở nhà các chiến hữu của bố, trẻ con ở huyện khác hoàn toàn. Tôi nghĩ những khác biệt nhỏ nhặt này có thể chính là lý do khiến người thành thị luôn tự cao tự đại. Nhưng là đứa trẻ từ thị trấn lên huyện, tôi chưa bao giờ có những cảm xúc tiêu cực như e sợ hay tự ti. Tôi không có sự kính sợ như những người ở quê lên thành phố.]
[Trái lại, tôi biết rõ rằng trẻ con ở huyện không bằng tôi, phần lớn không biết gì cả. Một số có thể thuộc được bài thơ Đường, nhưng cũng chỉ là một phần rất nhỏ so với những gì tôi thuộc.]
[Có một giáo viên nói rằng, Nghiêm Tương còn “thành phố” hơn cả trẻ em ở thành phố. Giáo viên đoán mẹ tôi có lẽ đến từ Bắc Kinh.]
[Tôi biết không phải như vậy, nhưng tôi không nói ra.]
Hôm qua Ngô Ái Trân bị đồng nghiệp dè bỉu. Họ cảm thấy cô ta đối xử với nhân viên điều tạm tên Kiều Vi kia quá mềm mỏng. Cô ta nghĩ hôm nay phải đối xử với Kiều Vi lạnh lùng cứng rắn hơn một chút.
Nhưng chưa đến mười một giờ, Kiều Vi đã hoàn thành công việc và bàn giao lại.
Không trì hoãn công việc đến lúc ăn cơm vào mười hai giờ trưa.
Đến giờ ăn, mọi người kéo nhau đi, vẫn không gọi Kiều Vi đi ăn cùng như trước.
Ngô Ái Trân cũng lấy cặp lồng ra, chuẩn bị đi ăn cùng những người khác.
Lúc này mọi người vẫn bình thường như thể không có chuyện gì. Nhưng có những người hôm qua không thích thái độ mềm mỏng của Ngô Ái Trân, họ liếc mắt nhìn Kiều Vi ở phía sau, sau đó lại liếc sang cô ta.
Con người sẽ có tâm lý phản nghịch.
Cái liếc mắt của họ khiến Ngô Ái Trân thẹn quá thành giận.
“Kiều Vi.” Ngô Ái Trân chủ động gọi: “Chúng ta đi ăn đi.”
“Đến ngay.” Kiều Vi mỉm cười đi tới.
Hai người bước đi cùng nhau.
“Tôi nói rồi, cô Ngô Ái Trân này không được đâu.” Người đàn ông bĩu môi.
Mọi người đều thấy thật vô nghĩa.
Thật ra, đa số mọi người không có nhiều năng lượng để duy trì một loại cảm xúc nhất định trong thời gian dài. Họ chỉ đi theo “số đông” mà thôi.
Khi “số đông” đối xử lạnh lùng với Kiều Vi, họ cũng không thể đối xử nhiệt tình với cô.
Đi theo số đông sẽ không sai.
Nhưng bây giờ “số đông” đã bị Kiều Vi và Ngô Ái Trân phá vỡ. Họ không còn là một khối vững chắc nữa.
Bầu không khí số đông đã biến mất.
Nếu có ai đó tiếp tục kiên trì thì là do tính cách bên trong đã thúc đẩy họ. Những người khác không có động lực mạnh mẽ như vậy.
Mọi người không rảnh để hùa theo.
Tới nơi, có người còn đến chỗ Ngô Ái Trân và Kiều Vi.
Kiều Vi đi cạnh hai đồng nghiệp nữ với nụ cười trên môi, vừa nói vừa cười.
Cô xinh đẹp lại còn hào phóng, cá tính mạnh mẽ nhưng cách làm lại mềm mại. Kiều Vi không có sự yếu đuối dễ bị bắt nạt, mà cô là kiểu người sẽ vô thức thu hút mọi người đến gần mình.
Cho Kiều Vi một bước để đột phá, thế lực chống lại cô lúc trước đã tan thành một đống cát bụi.
Buổi chiều khi cô về nhà, Kiều Vi đã nói với chuyện này với Nghiêm Lỗi.
“Thật buồn cười.” Kiều Vi dùng từ “buồn cưởi” để diễn tả.
Nghe vậy, Nghiêm Lỗi biết cô có thể tự mình xử lý chuyện này.
Nhưng anh vẫn không vui.
Kiều Vi kiễng chân hôn anh: “Bước ra khỏi nhà thì sẽ không tránh được những chuyện thế này. Ai có thể ở mãi trong nhà làm trẻ con chứ? Không trải qua mưa gió, sẽ không thấy được cầu vồng.”
Cái gì với cái gì, rối hết cả lên.
Nhưng Nghiêm Lỗi đã u mê vì sắc đẹp, trốn ở bếp hôn Kiều Vi tới tấp.
Cơm suýt nữa bị khê.
Ăn tối xong, Kiều Vi nói với Nghiêm Tương: “Con đi xem mấy đứa Cương Tử có ở nhà không, gọi một đứa đến cho mẹ. Con gọi ai cũng được ngoài Quân Quân.”
Nghiêm Tương dạ một tiếng rồi chạy đi, gọi Hoa Tử đến.

Ads
';
Advertisement