Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Người ta nhận giải thưởng thật xứng đáng, tài cầm bút thật sự xuất sắc.
“Tháng sau tôi sẽ được thăng làm nhân viên chính thức. Ban đầu nói là ba tháng, nhưng lần này nhận giải về, lãnh đạo vung tay một cái đã chuyển tôi thành nhân viên chính thức luôn.” Kiều Vi nói tin tốt cho chị Dương nghe.
Chị Dương vui mừng vỗ tay: “Vậy là cô được mức lương hai mươi tư tệ, đúng chứ?”
Chuyện lương thưởng và những điều tương tự, trong thời đại này chẳng thể giấu kín được. Nhận giải chỉ được năm tệ mà nhiều người đã ngóng trông như thế. Còn phải cắt giảm từng lớp theo quy định. Khi đến tay người viết chỉ còn một tệ năm.
“Đúng vậy.” Kiều Vi dứt khoát thoải mái nói cho mọi người về lương của mình.
Chị Dương ngưỡng mộ. Cả hai vợ chồng Nghiêm Lỗi đều có lương. Lần này, sau khi đoàn trưởng Triệu được tăng lương, lương cao hơn một cấp so với đoàn trưởng Nghiêm, nhưng giờ lại có Kiều Vi bù đắp.
Hai vợ chồng lương cao, lại chỉ có một đứa con, sống cuộc sống như thần tiên, ai mà không hâm mộ.
“Tôi chỉ mong là Cương Tử sớm học xong cấp hai, tốt nghiệp xong tôi lại sắp xếp cho nó một công việc tốt, thế là giảm bớt được gánh nặng này rồi.” Chị Dương than thở.
Một đứa con giống như một lớp gông xiềng. Chị ta có năm lớp. Chỉ mong chờ các con sớm lớn lên, mỗi người đều có công việc, có lương để nhận.
Đối với phụ nữ nông thôn, đưa con từ nông thôn ra thành phố, biến thành hộ khẩu thành thị, sau này được sắp xếp cho một công việc thì đã không làm bọn họ thất vọng rồi.
Hoàn toàn không có ý định nuôi dạy con học hành, hoặc những suy nghĩ linh tinh như nuôi dạy ra một sinh viên.
Không nên có tư tưởng ấy.
Chị Dương nhìn Cương Tử một cái.
Cương Tử đang vui vẻ ăn khoai lang ngào đường, miệng dính đầy sợi đường.
Đúng là không có đầu óc nào đọc sách, năm nay đã mười bốn tuổi, nhưng vì trẻ em ở nông thôn thường học muộn. Năm ngoái không học thuộc bài văn nên không thể lên lớp, hiện giờ cậu nhóc đang học lớp năm cùng em gái Anh Tử của mình.
Kiều Vi không thể kể rõ về các sự kiện lớn cụ thể theo từng năm, nhưng biết được xu hướng chung.
Không sợ điều gì khác, chỉ sợ lên núi xuống làng chia lìa người thân, không tránh khỏi láng phí thời gian. Cái gọi là thanh niên trí thức vào thời buổi ấy, là những học sinh trung học, sinh viên cao đẳng đang tại trường và những người trẻ tuổi đã tốt nghiệp nhưng chưa kết hôn cũng không có việc làm.
Tuổi của Nghiêm Tương là an toàn. Cương Tử và Anh Tử có vẻ hơi mơ hồ.
Kiều Vi đã xem nhiều phim truyền hình niên đại, đọc qua vài bài viết có liên quan trên mạng, hầu hết đều là kinh nghiệm của thanh niên ở thành phố lớn.
Còn về hướng đi của học sinh trong trấn nhỏ này thế nào, cô thực sự không rõ. Rời khỏi thị trấn sẽ là nông thôn, liệu có cần phải xuống nông thôn nữa không? Mặc dù chỉ là thị trấn nhỏ, nhưng cũng không phải hộ khẩu nông thôn, tất cả mọi người đều đăng ký hộ khẩu tập thể, có thể coi là hộ khẩu thành thị.
Cô không chắc chắn lắm, nhưng vẫn phải nghĩ cách tránh điều đó xảy ra.
Cô bèn lấy Lục Mạn Mạn ra làm cớ: “… Đọc sách cuối cùng cũng chỉ để có một công việc. Không quan trọng tuổi tác, cũng không quan trọng học đến lớp mấy, nếu có thể có một công việc tốt thì nên nắm lấy ngay.”
“Một số công việc chỉ có một vị trí, nếu bỏ lỡ thì đáng tiếc.”
“Sớm đi làm việc, sớm nhận lương vài năm, thâm niên càng cao, sau này lương hưu càng nhiều.”
“Chị biết phát thanh viên Lục ở trạm phát thanh của chúng tôi đúng chứ? Bố của cô ấy là chủ nhiệm của hợp tác xã cung tiêu, sớm đã sắp xếp việc làm cho cô ấy. Bây giờ nhận lương, ngày nào cũng ăn ngon uống tốt. Thậm chí cô ấy còn không cần ra căn tin ăn.”
Sau một thời gian dài, từ chỗ Hồ Tuệ, Kiều Vi mới biết được lý do thực sự mà Lục Mạn Mạn không ăn ở căn tin… là vì ở nhà ăn ngon hơn.
Cũng phải thôi, nếu nói về vật tư, ai có thể so sánh được với chủ nhiệm của hợp tác xã cung tiêu chứ.
“Hai người đang nói gì đó?” Nhóm đàn ông vừa cụng ly xong, quay đầu nhìn hai người phụ nữ đang nói chuyện hăng say kia.
“Đang nói về Cương Tử đấy, không biết có nên cho nó học tiếp không nữa, rầu thúi ruột.” Chị Dương nói.
Chuyện lên quan đến con trai cả, đoàn trưởng Triệu cũng bỏ ly xuống: “Về việc này, em dâu à, cô giúp tôi xem thử đi, cô nói xem Cương Tử… liệu có nên tiếp tục học hay không?”
Một là Cương Tử thật sự không có đầu óc học hành, hiện giờ vẫn đang cùng em gái học lớp năm.
Hai là trường học dạy kỹ thuật và nông nghiệp, chỉ có ba tiết vào buổi sáng, buổi chiều đi học nông. Bọn nhỏ đều bị kéo ra đồng bắt côn trùn,g nhổ cỏ. Đoàn trưởng Triệu cảm thấy cũng không khác gì cuộc sống của mình lúc nhỏ ở nông thôn.
Bọn nhỏ làm trên đồng suốt một buổi trưa, bị cháy nắng như nắm than. Chơi vui quá, về lại hỏi hôm nay nó học gì?
Thì vẻ mặt chúng lại ngốc nghếch kiểu: “… Hả?”
Buổi chiều trên trên đồng vui qúa rồi, sáng học gì cũng quên hết.
Đoàn trưởng Triệu cảm thấy việc học này không có ý nghĩa.
Nhưng từ xưa đã nói muôn vàn thứ đều là thấp hèn, chỉ có đọc sách mới là cao cả. Xung quanh lại có một người có học thức như Kiều Vi, khí chất và cách nói năng khác biệt, lại vừa dùng học thức của mình làm chuyện nở mày nở mặt như vậy.
Đoàn trưởng Triệu lại cảm thấy do dự.
“Khái niệm học hành rất rộng, không nên hiểu là chỉ đọc sách một cách cứng nhắc, chỉ đọc sách giáo khoa ở trường.” Kiều Vi nhớ đến Lục Thiên Minh, nói, “Nếu sách giáo trình của trường học không thể đọc được thì hãy đổi sang một loại sách khác, như… học kỹ thuật chẳng hạn.”
Lục Thiên Minh cũng chỉ đọc đến cấp hai rồi không tiếp tục học nữa, gia đình gửi anh ta lên huyện học ngành kỹ thuật, học xong trở về lại vào trạm phát thanh của thị trấn, đảm nhận công việc kỹ thuật của hai nơi là trạm phát thanh và trạm điện thoại.
Trên thực tế chỉ cần đường dây và máy móc không có sự cố, mỗi ngày anh ta chỉ cần ngồi đó, uống trà và đọc sách.
Khi Kiều Vi mới đến, cô còn nghĩ các bông hoa trong văn phòng là do Lục Mạn Mạn hoặc Hồ Tuệ trồng, kết quả… hàng ngày đều do Lục Thiên Minh tưới nước, bón phân, bắt côn trùng và cắt tỉa.
Một công việc như thần tiên.
Bố mẹ của Lục Mạn Mạn và bố mẹ của Lục Thiên Minh, có thể nói họ là người vụ lợi, con cái mới chỉ học xong cấp hai mà đã gấp gáp sắp xếp công việc cho họ. Nhìn từ một góc độ khác, cũng có thể nói họ là người tỉnh táo, thực sự biết điều gì cần thiết trong cuộc sống gia đình và cá nhân trong thị trấn này, đã vậy còn sắp xếp mọi thứ ổn thoả.
Đều là những gia đình có họ phổ biến và nền tảng giàu có, họ mới có nhận thức rõ ràng và khả năng sắp xếp như vậy.
“Người xưa chỉ đọc Tứ thư Ngũ Kinh, những thứ ngoài kinh, sử, tử, tập đều được gọi là điều kỳ lạ, những thứ không chính thống. Nhưng giờ không còn thế nữa, khoa học kỹ thuật mới có thể làm cho quốc gia mạnh mẽ hơn. Học kỹ thuật mới là việc học chính đáng.”
“Tôi nghĩ trường học bây giờ, khụ khụ, ờm, học về kỹ thuật và nông nghiệp khá tốt.” Vốn Kiều Vi định nói “Trường học chẳng học được thứ gì”, nhưng rồi sửa miệng.
Mặc dù không nói ra, nhưng Nghiêm Lỗi và Triệu Đông Sinh đều liếc nhau một cái, từ ánh mắt của họ, Kiều Vi biết rằng cả hai người đàn ông đều hiểu ý chưa nói hết của cô.
“Khá tốt, khá tốt. Đúng vậy, nhưng học kỹ thuật càng tốt hơn.” Kiều Vi nói: “Anh Triệu, Cương Tử cũng mười bốn rồi phải không? Tôi nghĩ giờ anh có thể bắt đầu xem xét hoặc sắp xếp cho thằng bé đi học kỹ thuật, có sở trường thì kiếm ăn ở đâu cũng được, hoặc anh để thằng bé nhập ngũ.”
Thân là hàng xóm tốt với nhau, Kiều Vi đã đưa ra lời khuyên của mình cho nhà họ Triệu. Nhưng con đường của người khác vẫn phải do họ tự đi.
Nói chuyện học hành của con trẻ xong, họ lại nói sang chuyện khác.
“Chắc sắp công bố rồi nhỉ?”
“Sắp rồi.”
Kiều Vi hỏi: “Về việc hợp nhất thị trấn và huyện phải không?”
“Đúng vậy. Thái độ của ủy ban thị trấn thế nào?”
“Không có ý kiến.” Kiều Vi nói: “Nên ăn thì ăn, không hề tỏ thái độ.”
Nghiêm Lỗi nói: “Họ đều là người địa phương.”

Ads
';
Advertisement