Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Dù trước đây danh tiếng không tốt, nhưng cô chưa từng bắt nạt người khác, cũng không lợi dụng ai để chiếm đoạt cái gì. Cô lạnh lùng, thanh cao, không thích quan hệ với người ngoài.
Hiện tại, chỉ sau nửa tháng ngắn ngủi từ khi tìm được cô, Nghiêm Lỗi đã có một niềm tin mãnh liệt đối với người trước mặt, anh cảm thấy cô là một người đáng tin cậy.
Anh nghĩ, có lẽ trước đây cô không chấp nhận được việc bản thân phải gả cho một người nhà quê nên đã sống một cách tiêu cực.
Bây giờ cô đã nghĩ thông suốt và bắt đầu tích cực đối mặt với cuộc hôn nhân này, sống thật tốt, tố chất và năng lực của một người có học thức bắt đầu bộc lộ ra ngoài.
Hôm qua, khi ở nhà Sư trưởng Phan, rõ ràng cô ăn mặc rất mộc mạc, thậm chí còn giản dị hơn cả chị Dương đang mặc một chiếc sơ mi hoa nữa. Cô mặc bộ quần áo làm từ vải thô màu trắng, nhưng khi trần thuật mọi chuyện cho Sư trưởng Phan lại vô cùng tự nhiên, điềm tĩnh không hề nao núng.
Lúc đó, Nghiêm Lỗi cảm thấy rất tuyệt vời.
Cô gái có học thức trong tưởng tưởng của anh đã xuất hiện trên người cô ngay lúc đó.
Nó không dựa vào phong cách Tây khi diện đồ lụa và giày da, mà toát ra từ khí chất cuốn hút người khác từ trong ra ngoài.
Lúc đó Nghiêm Lỗi đã liếc nhìn những người xung quanh.
Anh nhìn thấy sự tán thưởng trong ánh mắt của Sư trưởng Phan. Đám cảnh vệ thì khỏi phải nói.
Trên mặt vợ chồng đoàn trưởng Triệu cũng lộ ra biểu cảm như muốn nói “quả nhiên là người có học”.
Ngay lúc này, đâu đó trong lòng Nghiêm Lỗi cảm thấy vô cùng hài lòng.
Lão Triệu còn lải nhải với anh về chuyện rửa bát với không rửa bát.
Thật nực cười, có một cô vợ như thế này thì lại chẳng tranh rửa bát vội.
Đang đắc ý thì Kiều Vi nói: “Em bảo này.”
Nghiêm Lỗi: “?”
Anh vừa đi tới, Kiều Vi chỉ vào chiếc giường trúc hỏi: “Có phải ngày nào anh cũng đặt tấm đệm màu xanh vào giữa không?”
Nghiêm Lỗi lập tức phản ứng lại, ngạc nhiên nói: “Em là người đặt nó sang bên cạnh sao?”
Anh còn tưởng là Nghiêm Tương làm.
Anh cứ tưởng cậu bé không biết nguyên tắc sắp xếp. Trong ba tấm đệm có hai tấm màu giống nhau, một tấm khác màu, đương nhiên tấm đệm khác màu phải đặt vào giữa.
Đôi khi suy nghĩ lạc hậu của Nghiêm Lỗi thực sự làm Kiều Vi buồn cười.
Nghiêm Lỗi gãi đầu: “Đặt ở giữa không đúng sao? Tại sao lại đặt bên ngoài? Nhìn không có trật tự gì cả.”
Kiều Vi ngẫm nghĩ, cảm thấy mình phải bắt đầu từ thuở sơ khai: “Thực ra Trung Quốc chúng ta từ xưa đã tôn sùng đạo giáo tự nhiên. Ví dụ như khi dựng phong cảnh trong vườn phải cố gắng làm cho chúng trông giống tự nhiên nhất có thể…”
Kiều Vi diễn giải cho Nghiêm Lỗi nghe gần mười phút, để anh biết thẩm mỹ không chỉ có một loại.
Nghiêm Lỗi trầm tư, chống cằm, quan sát Kiều Vi.
Kiều Vi: “… Anh nhìn gì thế?”
“Quần áo của em.” Nghiêm Lỗi nói: “Hôm qua, khi vừa trông thấy anh còn tưởng là của bà cô nào đó trong trấn mặc, nhưng sau đó nhìn kỹ lại cảm thấy em mặc khác hẳn với mấy bà cô trong trấn. Nhưng khác ở chỗ nào thì anh lại không nói ra được.”
Kiều Vi vui vẻ nghe anh nói.
Nghiêm Lỗi được được cổ vũ liền bày tỏ suy nghĩ của mình: “Sau khi nghe em nói, bây giờ nhìn kỹ anh lại thấy bộ quần áo và tấm đệm rất ăn khớp… rất thoải mái.”
Kể cả những đôi giày rơm trên tường luôn làm anh thấy ngứa mắt. Bây giờ nhìn vào lại thấy được bức tranh Kiều Vi đang ngồi trên giường trúc, nghiêng người dựa vào tấm đệm, trên đỉnh đầu là mũ rơm và giày rơm treo trên tường.
Chiếc mũ rơm còn được quấn quanh bởi một dải vải thô màu lam và thắt nơ.
Những món đồ đơn lẻ kỳ cục khó hiểu giờ đã được đặt chung trong một khung hình, Nghiêm Lỗi đột nhiên cảm thấy chúng rất giống một bức tranh.
Chủ đề của bức tranh là sự khoan khoái, thư giãn.
Khiến người ta nhìn vào sẽ cảm thấy…
Anh nói: “Nhìn vào rất thoải mái.”
Nghiêm Lỗi không hề biết, với sự dẫn dắt của Kiều Vi, khả năng tư duy của anh đã đi trước xã hội hiện tại một bước.
Trước đây anh chỉ biết bánh bao ăn được, nhưng bây giờ đã biết hóa ra cơm cũng rất ngon.
Đương nhiên Kiều Vi hiểu.
Chuyện này quan trọng cỡ nào. Bởi vì thế giới sắp sửa chuyển mình trở thành một thời đại không phải đen thì là trắng, không phải có lợi thì là có hại, tư duy đơn cực và hình thái ý thức sẽ lấp đầy mọi ngóc ngách khiến con người không thể trốn tránh.
Cho dù cô cố gắng né tránh thì cũng không thể xóa bỏ hoàn toàn những điều không hợp lý của thời đại này.
Nếu cô phải chung sống với một người như vậy thì sẽ rất ngột ngạt.
Ánh mắt Kiều Vi sáng ngời, cô vui vẻ đứng dậy bám lấy vai Nghiêm Lỗi, kiễng chân hôn anh.
Người đàn ông cổ hủ hoảng hốt, vội quay đầu nhìn.
May mà con trai vẫn đang ngồi chơi trong hố cát không ngẩng đầu lên nhìn.
Nghiêm Lỗi khẽ trách cô: “Điên vừa thôi, con thấy bây giờ!”
Kiều Vi liếc nhìn Nghiêm Tương.
Cậu bé Nghiêm Tương không tầm thường này hiện không có điều kiện học tập, lại có hứng thú với những thứ đơn giản, khô khốc, lặp đi lặp lại.
Ví dụ như việc đào hố, những đứa trẻ khác chỉ coi đó là niềm vui nhất thời, đào được vài xẻng đất là chán, vứt xẻng đi ngay.
Nhưng Nghiêm Tương còn nghiêm túc đặt ra kế hoạch cho khối lượng công việc mỗi ngày. Khi cậu bé “làm việc”, sẽ rất chăm chú, nhập tâm.
Nếu không xảy ra chuyện lớn thì không thể ảnh hưởng đến cậu bé.
Tối qua, công việc của Nghiêm Tương đã bị chuyện của chị Dương trì hoãn, nên hôm nay cậu bé vẫn đang làm bù công việc của hôm qua.
Còn phải đào thêm một lúc nữa.
Kiều Vi quay mặt đi, nhướng mày nhìn Nghiêm Lỗi bằng ánh mắt khiêu khích.
Dám không?
Nghiêm Lỗi cảm thấy không hay lắm.
Trời vẫn chưa tối mà.
Người đàn ông cổ hủ nhìn trời, nhìn mái hiên, nhìn tường.
Nhìn người vợ đang khoanh tay dựa tường khẽ cười. Cánh tay trắng trẻo lộ ra dưới lớp vải màu lam.
Người đàn ông cổ hủ nhìn chằm chằm vào cánh tay rồi lại quay sang nhìn con.

Ads
';
Advertisement